Trong bài viết này, bàn một chút về việc tranh luận trong cuộc sống. Mỗi ngày thầy nhận email, tin nhắn Facebook và điện thoại khá nhiều từ bạn đọc và học viên, đến từ cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Thầy nhờ vậy cũng biết thêm nhiều người.
Câu hỏi nào đơn giản thì trả lời ngay. Nếu không, thầy sẽ hẹn tại lớp. Thường là lớp học, hoặc trong hoàn cảnh học tập nghiêm túc, sẽ dễ dàng truyền đạt (phần nhiều) kiến thức và suy nghĩ. Các bạn biết đấy, hoàn cảnh rất quan trọng. Không có hoàn cảnh cụ thể và phù hợp, không thể nói nhiều được.
Thậm chí một số người gọi điện cho thầy rất hào hứng về việc tranh luận và phản biện những bài viết của thầy. Có tinh thần vậy là rất tốt. Thầy rất trân trọng nhưng không thể nói nhiều, và thật sự không có gì để nói vì lý do nêu trên.
Ở đây, nói một chút về chữ “tranh luận”.
Điều kiện cơ bản của “tranh luận” là các bên phải có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm rất sâu sắc và vững vàng. Nói theo “kiểu bình dân”, hai bên phải “ngang tầm”, mới có thể tạm gọi là “tranh luận”. Mức độ và trình độ nhận thức và năng lực khác nhau, việc tranh luận là vô nghĩa.
Khi đi học, hai đứa bạn phải rất giỏi, trình độ “ngang tầm” thì may ra, chuyện học mới tranh luận sôi nổi. Ngoài ra, trình độ chênh lệch (lớn) thì không có gì để nói. Lúc này cần sự hướng dẫn nhiều hơn.
Thầy lấy ví dụ tương tự. Trong một công ty, nhân viên trao đổi với sếp với tinh thần giải quyết công việc, học hỏi và nâng cao năng lực bản thân là chính. Giữa nhân viên và sếp không có gì để tranh luận vì trình độ và tầm cỡ là khác nhau. Nếu sếp và nhân viên phải “tranh luận”, nên xem lại tình hình công ty và vị thế của hai người.
Có thể ví von “tranh luận” cũng giống như thi đấu thể thao. Ví dụ như bóng đá, tuyển Pháp vừa vô địch World Cup 2018 đá với tuyển Việt Nam (nếu có thể xảy ra) thì đó là màn dạo chơi, biểu diễn hoặc thậm chí “tra tấn” chứ không phải trận bóng đá đúng nghĩa.
Nhắc lại điều này: trong lĩnh vực trong khoa học xã hội, các bạn dễ dàng đưa ra những ý kiến chủ quan, năng về định tính, của bản thân khi tranh luận. Vì sao? Vì không có tiêu chí hay bộ tiêu chuẩn gì rõ ràng và khả dĩ để đánh giá hoặc đo lường những quan điểm hay ý kiến cá nhân. Cho nên, nói mãi không hết, và chẳng đi tới đâu.
Trình độ và tầng thứ khác nhau, khó mà “tranh luận”. Thầy nghĩ, điều cần thiết hơn hết là học hỏi (follow) và suy ngẫm (reflect). Chuyện này là chuyện nghiêm túc và đi vào thực chất vấn đề. Quá ham mê “tranh luận” là mất thời gian và chẳng đi tới đâu.
VÀI PHẢN BIỆN NGẮN VỀ VIỆC QUY ĐỔI ĐIỂM TOEIC
Một điều cốt lõi trong triết lý của thầy đó là, việc nâng cao trình độ và năng lực bản thân là quá trình xuất phát từ bên trong mỗi con người. Khi cần giản quyết vấn đề hoặc đưa ra một quyết định, các bạn cần rất nhiều nội lực từ bên trong, dựa trên tri thức đã kết tinh thông qua cả một quá trình lâu dài. Điều này đòi hỏi sự tự trải nghiệm, quan sát, đánh giá, biện luận v.v. sâu sắc.
Nói theo ngôn ngữ của tôn giáo, mấu chốt vấn đề nằm ở “ngộ tính”.
Cuối cùng, học tiếng Anh và ngoại ngữ nói chung, vì sống trong thế giới vật chất công nghiệp nên phải viết dài dòng chứ bản chất vấn đề thật ra rất đơn giản.
Dĩ nhiên, những điều viết trên đây là quan điểm cá nhân, nên không có gì trả lời thêm.
Fanpage chính thức: Thầy La Thành Triết – The Master