Nhân đọc vài bài trên báo Tuổi Trẻ viết về thực trạng dạy và học tiếng Anh, trong đó có liên quan đến việc quy đổi điểm TOEIC.
Học tiếng Anh từ lớp 6, sao sinh viên vẫn không giao tiếp được?
“Giao tiếp” ngôn ngữ nói chung và giao tiếp bằng tiếng Anh nói riêng có nghĩa khá rộng. Giao tiếp có thể thông qua nghe – nói hoặc đọc – viết, cũng có thể là kết hợp cả 4 kĩ năng. Không thể nói giao tiếp một cách chung chung. Đối tượng, môi trường nghề nghiệp và học tập khác nhau có những yêu cầu khác nhau trong từng kĩ năng đối với việc giao tiếp tiếng Anh. Hiện tại, có nhiều sự nhầm lẫn về khái niệm “giao tiếp tiếng Anh” mà thầy không tiện nói ra hết ở đây.
Chỉ 40% giảng viên có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh
Thực chất, con số 40% có lẽ là phóng đại. Thầy rất nghi ngờ về con số 40% này.
Không biết tiếng Anh, sinh viên coi như “mù chữ”
Trong bài viết này có đoạn
….đặc biệt, giỏi tiếng Anh sinh viên có thể tham gia các khóa học không biên giới trên mạng. Đồng thời, sinh viên sau khi tốt nghiệp năng lực tiếng Anh tốt lương sẽ cao gấp đôi, có cơ hội tốt hơn và tiến xa trong thị trường lao động ngoài nước”, ông X nhấn mạnh. Xác định triết lý đào tạo như vậy, Trường XXX đã tăng dần chuẩn đầu ra tiếng Anh liên tục trong các năm qua từ TOEIC 450 điểm lên 550 điểm, gắn với điều kiện xét tốt nghiệp của sinh viên…
Nếu nhìn vào bảng tham khảo (trích từ bài viết “Mapping the TOEIC® Tests on the CEFR“, công bố bởi ETS® US, Dịch vụ Kiểm tra Giáo dục – Hoa Kỳ) giữa thang điểm TOEIC và Khung cham chiếu năng lực ngôn ngữ châu Âu (CEFR) thì thấy rằng TOEIC 550 đúng là ở mức B1 châu Âu (CEFR).
Tuy nhiên,TOEIC 550 điểm là chỉ mới có hai kĩ năng Listening & Reading. Đây chỉ là những kĩ năng “thu nhận” (receptive skills) mà thôi. Phải bao gồm luôn cả những kĩ năng rất quan trọng khác là Speaking & Writing (productive skills) thì mới đầy đủ và hợp chuẩn.
Cho nên, trong thực tế, mức điểm TOEIC 550 ngoài tác dụng “hành chính” là đủ chuẩn tiếng Anh để “ra trường” (cho sinh viên không chuyên ngữ) thì không phản ánh được kiến thức hay kĩ năng tiếng Anh gì cụ thể.
Thậm chí, một số nơi, lấy IELTS 4.5 để làm chuẩn ngôn ngữ đầu ra chung (cho sinh viên không chuyên ngữ) cũng không thể hiện được thực chất. Như đã đề cập ở trên, mỗi ngành nghề có đặc thù khác nhau, nên không thể có một chuẩn tiếng Anh cho tất cả.
MỘT SỐ BÌNH LUẬN VÀ NHẬN XÉT ĐỀ THI IELTS, TOEIC, TOEFL VÀ PTE ACADEMIC