Vậy là sau Philippines, Malaysia và Indonesia là 02 nước Đông Nam Á chính thức tuyên bố trả hàng trăm tấn rác không thể tái chế về nơi “xuất phát”.

Đây là rác thải mà các nước phát triển đã xuất lậu vào những nước nghèo hơn. Các bạn có thể click vào các bài báo tiếng Anh bên dưới để xem thông tin chi tiết.

Thông tin thêm, có thể các bạn chưa biết rằng Malaysia là nước có hộ chiếu thuộc “top” quyền lực trên thế giới, tức là người dân Malaysia có thể đi rất nhiều nước (hiện tại là khoảng 161 quốc gia) mà không cần phải xin thị thực.

Xem chi tiết tại Passport Index.

Hôm trước, trong khu du lịch, đứa cháu năm nay vào lớp 5 chỉ tay nói: “Dượng ơi, người nước ngoài kia”. Thầy khá ngạc, nói kệ người ta đi con.

Có lần, đi du lịch, thầy được cô hướng dẫn viên chỉ dẫn, cầm ly rượu vang là phải cầm ở đế hoặc thân ly, tránh cầm ở phần bầu. Vì nếu cầm trên bầu ly thì nhiệt độ từ lòng bàn tay ra làm cho rượu biến đổi, giảm đi chất lượng rượu; người uống cầm ly rượu lắc nhẹ, đưa lên mũi ngửi sẽ cảm nhận được mùi thơm của rượu. Uống rất tinh tế. Thầy thử thì thấy mùi nồng nồng, nếm cũng không thấy đặc biệt mấy.

Nghe thuyết trình về công đoạn làm rượu, mới thấy cả cái bề dày lịch sử văn hóa, rất tinh vi, từ chọn đất trồng nho, chọn nho, sơ chế v.v. cho tới ủ thành rượu, rồi đóng chai. Trong đoạn “video” giới thiệu có chen lẫn hình ảnh giới trung lưu, thượng lưu đang cầm ly rượu sành điệu, cụng chúc mừng trên bàn tiệc. Đúng là “phú quý sinh lễ nghĩa”.

Tây phương rất biết cách làm thương hiệu, tạo ra những biểu tượng văn hóa. Thầy thấy Việt Nam có rượu Bầu Đá, rượu Gò Đen hay rượu cần của Tây Nguyên cũng không thua kém bất kì loại rượu nào. Câu chuyện là nước nhỏ thì không đủ tiềm lực làm thương hiệu, và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này.

Nhắc lạ chuyện đứa cháu nhỏ nói “Dượng ơi, người nước ngoài kia”. Thầy có chút suy nghĩ. Thầy cho rằng câu nói này được thốt ra là kết quả của quá trình dạy và học, ở trường và ở gia đình. Tâm lý “trọng” ngoại và thậm chí “sợ” ngoại hình như đã thấm vào máu thịt người lớn, nên trẻ con cũng bị ảnh hưởng.

Thực tế, người nước ngoài ở Việt Nam sống rất “thoải mái”, nhưng liệu những người đó có thực sự giỏi, có đủ bằng cấp hay giấy phép lao động. Nói đùa nhưng nhiều khi có thể lẫn lộn thành phần có tiền án phạm tội. Vừa rồi, báo Anh đăng tải thông tin rất đáng chú ý:

Với thầy, trong công việc, chỉ thấy người có trình độ và không có trình độ, người làm được việc và không làm được việc. Trong cuộc sống, đó là người cư xử có văn hóa hay không có văn hóa. Điều quan trọng là học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, hay văn hóa ứng xử chứ không phải là người nước ngoài hay người nước ta.

Có lúc huy hoàng thì sẽ có lúc suy vong, không có gì là mãi mãi. Văn hóa, văn minh là do con người dựng nên. Đang trong giai đoạn hùng cường thì làm gì cũng được đánh giá là “văn minh”. Thời đế quốc Khmer phát triển cho tới lúc hùng mạnh kéo dài hơn 600 năm (802-1432), lúc này ở châu Âu, nhiều nước vẫn chưa ra đời. Hiện nay thì vương quốc Campuchia chỉ còn là một nước nhỏ và nghèo, trong khi phần lớn châu Âu đang được xem là rất phát triển.

Mời các bạn đọc thêm bài này:

“TRẢ RÁC”, VỊ THẾ ĐẤT NƯỚC VÀ TINH THẦN TỰ TÔN VĂN HÓA DÂN TỘC