Trong bài viết này, thầy trình bày góc nhìn về các tiêu chí chấm điểm Speaking IELTS thông qua việc so sánh với phần thi nói trong các bài thi chuẩn hoá khác như TOEFL iBT hoặc PTE Academic, giúp các bạn hiểu rõ bản vấn đề và có định hướng ôn luyện phù hợp.
Có học viên hôm trước hỏi thầy về việc dùng thành ngữ (idiom) khi giao tiếp và dùng trong bài thi. Ở đây thầy có vài ý chung thế nào, khi giao tiếp, điều cốt yếu truyền được thông điệp của mình để đạt được mục đích giao tiếp. Có nhiều lý do và hoàn cảnh khiến các bạn “mở miệng” giao tiếp và đối tượng cũng khác nhau. Cho nên, nói như thế nào, (dùng thành ngữ ra sao, ở mức độ nào), mỗi người tự quyết định.
Trong phần thi nói IELTS, từ Band 7 trở lên, trong band descriptor đều nhắc đến tiêu chí “idiomatic” (idiomatic vocabulay & idiomatic language). Vậy thí sinh phải nói cho có thành ngữ thì điểm mới trên 7? Thật ra, ghi công khai vậy mà không phải như vậy!
Nhìn sâu hơn ở gốc độ ngôn ngữ học, cụm “idiomatic language” khó mà định nghĩa và công nhận thống nhất.
Bản thân thầy, xem đây là một tiêu chí không rõ ràng, thậm chí là phi thực tế của phần thi nói IELTS. Các bạn học viên cứ thử dùng thành ngữ (và từ hiếm – “less common words”) khi nói chuyện hàng ngày hoặc cả trong học tập, thuyết trình xem hiệu quả giao tiếp như thế nào!?
So sánh với phần thi nói trong bài thi TOEFL iBT và PTE Academic thì thấy các bài thi này không yêu cầu yếu tố “idiomatic language” như IELTS.
Thầy xem đây là điểm thực tế của những bài thi này so với IELTS. (Xem bảng bên dưới)
Trong tương lai, bài thi IELTS chắc chắn sẽ có vài đợt “revise” để linh hoạt và thực tế hơn cho người học.
Nhưng, dù sao thì bây giờ vẫn phải thi IELTS. Cá nhân thầy không quan tâm và cũng không dạy các bạn học viên nhiều về thành ngữ. Vẫn không có vấn đề gì.
Nếu muốn 1 lời khuyên chung, thầy muốn nói rằng, nếu các bạn cố gắng học, và nhâm nhe đưa bằng được thành ngữ (một cách hợp lý) vào bài nói thì rất tốt, nhưng sẽ cực khổ lắm, mất nhiều thời gian học tập. Cân nhắc xem có đáng hay không.
Thật ra, “idiomatic language” là một tiêu chí thôi. Những tiêu chí khác dễ cho các bạn đạt được hơn nhiều. Trong tiếng Việt, các bạn dùng thành ngữ đã khó, giờ tập nói thành ngữ trong tiếng Anh thì biết bao giờ mới thi nổi. Đạt 9.0 trong phần thi nói IELTS, cực lắm! Các bạn nên phân tích chi phí cơ hội (opportunity cost) trong trường hợp này.
Bàn rộng thêm một chút.
Nhìn vào bản, bài thi IELTS dựa vào 4 tiêu chí: [1] Sự thông thạo & Mạch lạc, [2] Từ vựng, [3] Ngữ pháp & Sự chính xác, và [4] Phát âm.
Bài thi TOEFL iBT dựa vào 3 tiêu chí: [1] Cách diễn đạt (tạm dịch từ danh từ Delivery), [2] Ngôn ngữ và [3] Sự phát triển chủ đề.
Trong khi đó, bài thi PTE Academic, mặc dù có 6 tiêu chí chấm điểm chung, nhưng phần thi Nói được chỉ dựa vào 2 tiêu chí mà thôi, đó là: [1] Sự lưu loát và [2] Phát âm.
Những tiêu chí trên được miêu tả “khá cụ thể” thông qua các “cụm tính từ và trạng từ” như:
- “naturally”, “fully”, “idiomatic”, “flexible”, “effortless” (IELTS);
- “well-paced”, “clear”, “effective”, “fairly high”, “coherent”, “sufficient” (TOEFL iBT);
- “easily understood”, “placed correctly”, “fully appropriate”, “smooth” (PTE Academic).
Thầy hay nói đùa, những tiêu chí này “quá cụ thể” đến mức không tranh cãi không được.
Theo quan điểm của thầy, việc đưa ra những tiêu chí như thế này, bên ngoài có vẻ hữu ích, nhưng thực chất không giúp được gì nhiều vì tính từ và trạng từ, cơ bản là rất định tính (qualitative). Biên độ sai lệch trong đánh giá và đồng thuận khá cao.
Nếu là giám khảo chấm thì cũng rất chủ quan, và nếu dùng máy tính để chấm, thì với sự phát triển còn hạn chế của trí tuệ nhân tạo (artifical Intelligence) trong giáo dục như hiện nay, càng khó mà chính xác, không phản ánh đầy đủ và thực chất năng lực ngôn ngữ của thí sinh.
Trên lý thuyết, việc đánh giá mỗi kĩ năng thực hành ngôn ngữ phải dựa tổng hòa vào nhiều yếu tố. Mục tiêu đào tạo khác nhau đòi hỏi về khảo thí rất khác nhau.
NGUYÊN TẮC 3 BƯỚC LUYỆN TẬP KỸ NĂNG SPEAKING
Trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, về mặt lý thuyết, cần phải xác định được sẽ học “English as a mean“ (tiếng Anh là phương tiện) hay “English as an end“ (tiếng Anh là mục tiêu) trước khi bắt đầu quá trình dạy và học. Thật ra, cá nhân thầy cho rằng bàn về điều này là nói cho có, giết thời gian. Trong nhiều hoàn cảnh, tranh luận hay đối thoại không giải quyết được gì.