Trong bài viết này, thầy trình bày một góc nhìn từ vựng chuyên sâu trong bài thi IELTS (và cả TOEFL iBT) – thông qua từ khóa Crows, giúp các bạn có cái nhìn rõ nét, định hướng học tập và phương pháp ôn luyện phù hợp cho bài thi IELTS nói riêng và các bài thi chuẩn hoá nói riêng.
Nếu thường giải đề thi IELTS và TOEFL iBT, các bạn học viên có thể biết thêm nhiều giống, loài động vật hoang dã ở những nơi xa xôi của thế giới, mặc dù những thông tin thô (raw) như thế này nhiều khi chẳng mang lại ích lợi gì trước mắt, chẳng liên quan mấy đến lĩnh vực học tập hoặc nghề nghiệp của thí sinh dự thi.
Bên dưới là một số trích đoạn đạn đề thi cùng đề cập đến một giống quạ (New Caledonian) ở khu vực Nam Thái Bình Dương (South Pacific).
“Quạ” (crows) trong trích đoạn phần thi nghe IELTS (năm 2012, sách UK).
Trích đoạn phần lời cho bài nghe này (script).
“Quạ” (crows) trong trích đoạn phần thi đọc IELTS (năm 2012, sách UK).
Và trong một bài luyện đọc TOEFL iBT (năm 2018, sách Hàn Quốc).
Thậm chí, trong một bài luyện tập phần thi Reading & Use of English của bài thi FCE (Cambridge: First) cũng có lần nói về loài quạ (crows).
Thầy nghĩ, thí sinh nào yêu động vật có thể sẽ cảm thụ những bài như thế này dễ hơn thí sinh khác yêu máy móc.
Ngoài thực tế, thầy không có sự phân biệt gì cả, miễn là động vật, thầy cho là như nhau, hoặc máy móc to nhỏ gì, công năng thế nào cũng là một loại máy móc.
Thầy làm việc và xử lý nhiều ngân hàng đề thi, thấy có nhiều chủ đề lặp lại; và thật sự, thầy cho rằng đề nào cũng như đề nào, không khác biệt đáng kể. Trong lớp, thầy thường hay nhắc các bạn học viên, những gì thầy nói học thì học, những gì thầy không nói tới nghĩa là chưa cần học.
Ba trích đoạn đề IELTS và TOEFL iBT ở trên xuất bản lần lượt vào các năm 2012, bài 2014 và 2018. Các đoạn này có thời gian xuất bản chênh nhau 2, 4 và 6 năm và trong thời gian đó, không thay đổi mấy. Trong khoảng thời gian vài chục năm, ngôn ngữ cũng thế, không kịp thay đổi đáng kể.
Thầy không có sự phân biệt giáo trình mới hay giáo trình cũ, đoạn văn mới hay đoạn văn cũ. Có giáo trình giảng dạy tiếng Anh xuất bản 1986 vẫn dùng tốt, có giáo trình xuất bản 2018 nhưng lan man, sử dụng chỉ mất thời gian.
Chọn kiến thức gì, dạy kiến thức gì, học kiến thức gì là phải phân tích nội tại bên trong tài liệu đó. Nếu dùng ôn tập cho việc thi cử, phải xem phía sau đoạn văn, phía sau đề thi luyện tập (practice test) đó có sử dụng đúng nguyên lý về khảo thí ngôn ngữ hay không.
Đầu mỗi khóa mới, thầy hay chọn ngẫu nhiên một số tài liệu và đề thi để các bạn học viên sử dụng. Với thầy, đề thi nào cũng như nhau. Thật ra, không có gì gọi là bí quyết hay phương pháp “thần kì” nào cả. Cứ học nghiêm chỉnh, đúng hướng, đúng điều cần học sẽ đạt kết quả tốt.
ĐÁNH GIÁ DANH SÁCH TỪ VỰNG IELTS DỰA TRÊN NGỮ LIỆU HỌC THUẬT