Học viên có thể dễ dàng thấy những tiêu đề về việc học từ vựng như: “học 3000 từ tiếng Anh trong 2 tháng”, “1500 từ trong 29 ngày”, hay “thông thạo 3000 từ vựng cơ bản” v.v. Những tàilieeuj này cung cấp cho học viên một danh sách từ, một số có cả phiên âm, hình ảnh và kèm ví dụ.

Có hàng trăm “tít” câu khách và hàng trăm danh sách từ vựng như vậy, sách Tây có mà sách ta cũng nhiều. Cách tạo ấn tượng bằng cách đưa ra con số đối lập tương phải cao là một kĩ thuật tiếp thị đơn giản “3000 và 2” hay “1500 và 29”. Thậm chí, thầy còn thấy một quyển sách từ vựng có hơn 20 ngàn từ, liệt kê như từ điển?! Thật không thể tưởng tượng nổi sự rối loạn trong việc học lại lên cao như vậy.

Đưa ra những mục tiêu như vậy đều vô nghĩa. Học như vậy để làm một vài câu trắc nghiệm đơn giản thì tạm được, ngoài ra, không có ý nghĩa gì, chỉ tốn thời gian, không mang lại giá trị, và hiển nhiên là không giúp được cho việc học. Tại sao thầy khẳng định như vậy?

Thứ nhất, những danh sách từ vựng như vậy được tạo ra như thế nào? nguồn dữ liệu ở đâu? xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn gì? v.v. 

Trước khi học, học viên nên phải xác định xem những tài liệu mình sẽ học đã đúng hay chưa? có giá trị sử dụng hay không? Học viên có thể tự tìm hiểu hoặc hỏi một người giỏi trong việc này.

Thứ hai, dựa trên nền tảng khoa học phân tích của phương Tây, trước khi học từ vựng, các bạn phải hiểu rằng việc học nói chung, và việc học từ vựng nói riêng, có nhiều mức độ khác nhau. 

Thầy lấy một thang đo ra để minh họa cho các bạn dễ hiểu như sau:

thang đo việc học từ vựng

Thang đo mức độ nhận thức Bloom (Bloom’s Taxonomy) (*) chỉ ra rằng việc học phải có 6 mức độ. 

Trong đó, thấp nhất là cấp độ NHỚ (remembering), rồi tới HIỂU (understanding), ỨNG DỤNG (applying), PHÂN TÍCH (analyzing), rồi ĐÁNH GIÁ (evaluating) và cao nhất là cấp độ TẠO RA (creating). 

Học từ vựng, để đảo bảo hiệu quả, phải tùy vào mục đích học tập của bản thân mà học tới mức độ phù hợp.

Đối với học viên thông thường, học hoàn chỉnh một từ tiếng Anh nào đó, ít nhất phải đạt tới cấp độ ỨNG DỤNG (applying).

Ví dụ, học động từ “affect”, học viên là phải GHI NHỚ chắc chắn từ này trong đầu (permanent memory), HIỂU RÕ Ý NGHĨA (deep understanding) của từ, và có thể SỬ DỤNG LINH HOẠT (applying flexibly) trong nhiều ngữ cảnh dể biểu đạt ý nghĩa (chính sách của chính phủ sẽ “affect” các công ty, chiến lược của công ty sẽ “affect” nhân viên, yếu tố khách quan sẽ “affect” ảnh hướng đến kết quả học tập v.v). Học đến cấp độ này là đủ cho học viên sử dụng thông thường.

Nếu học cao hơn, học viên cần phải biết đối chiếu xem động từ “affect” khác biệt với từ “influence” như thế nào? đánh giá từ này có sức năng thế nào? và thậm chí biết tấu từ này trong ngữ cảnh để tạo ra ý nghĩa nào đó khác với nghĩa gốc.

Nói ra như trên để học viên thấy rằng, việc học từ vựng không đơn giản là chỉ lấy danh sách từ (wordlist) học là xong. Học là phải học trọn vẹn, tới 1 cấp độ nhất định, mà tối thiểu phải là ỨNG DỤNG (applyzing). 

Ngoài ra, học từ vựng là phải có ngữ cảnh, phải biết học từ nào trước từ nào, và tài liệu học kích thích tư duy, cung cấp kiến thức xoay quanh từ đó và tự tái lập. Học từ vựng đơn lẻ hoàn toàn mất thời gian mà không có tác dụng.

Nói như trên là theo kiểu phân tích của khoa học phương Tây. Thầy cũng xin nói đơn giản theo tinh thần phương Đông, là khi học từ vựng tiếng Anh, đều quan trọng là học đúng trọng tâm, đúng từ cốt lõi, hãy để tâm vào việc học, và học một cách tự nhiên. Việc học dĩ nhiên cần thời gian, và cần người hướng dẫn.

Tuy nhiên, học viên hãy tin rằng, các bạn bỏ công sức đúng chỗ, sẽ thu được giá trị tương xứng. Giá trị của việc học từ vựng nằm ở chỗ, nếu học viên HỌC ĐÚNG TỪ CẦN HỌC và HỌC ĐÚNG CÁCH, học một từ sẽ mở ra rất nhiều từ quan trọng khác và hiển nhiên là nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân.

TỪ VỰNG IELTS: HỌC ĐÚNG VẪN LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT

(*) Lưu ý thầy thực sự không đánh giá cao thang Bloom. Tuy nhiên, đây vẫn là thang đo dễ minh họa và dễ hiểu cho nhiều đối tượng.