Trong lĩnh vực giảng dạy nói chung và giảng dạy tiếng anh nói riêng, nhiều tài liệu đề xuất quy trình 3P.

THE THREE P’S OF LESSON PLANNING

PPP METHOD – The Gift of Learning to Teach

quy trình 3p giảng dạy tiếng anh 1

Có thể hiểu một cách đơn giản quy trình này như sau:

Bước 1. Presentation, giới thiệu, cung cấp và giải thích kiến thức và kĩ năng.

Ví dụ, khi dạy môn nói, giáo viên dạy 2 mẫu câu:

  • There is/ are […].
  • It is […] for […] to …

và một số danh từ, tính từ và động từ cơ bản

  • English/ students/ adults/ meetings
  • friendly/ difficult/ complicated
  • study/ organise 

Học viên nghe giáo viên giảng, bắt chước đọc theo để ghi nhớ mẫu câu và từ vựng.

Bước 2. Practice, luyện tập với những kiến thức và kĩ năng đã hiểu ở phần trên.

Ví dụ, sau khi hiểu các mẫu câu và từ vựng ở phần trên, học viên sẽ luyện tập bằng cách sắp xếp lại để tạo ra câu phù hợp, ví dụ:

  • There are friendly students.
  • It is difficult for adults to study English.
  • It is complicated for students to organise meetings.  

Sau khi đã luyện tập nhuần nhuyễn, học viên bắt đầu Bước 3Production, áp dụng những cái vừa học để tạo ra kiến thức và hoàn thiện kĩ năng. Trong bước này, học viên tự tra cứu hoặc hỏi giáo viên thêm từ vựng cần thiết, để tạo ra những câu của riêng mình, ví dụ:

  • There are smart devices.
  • It is too early for first year students to find a part-time job.

Quy trình này diễn ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn tại lớp. Tùy vào hoàn cảnh học tập mà thời lượng dành cho từng bước Presentation, PracticeProduction có thể linh hoạt điều chỉnh.

Về cơ bản, lớp học vận hành theo quy trình như vậy, bắt đầu bằng việc giới thiệu nội dung và giải thích, sau đó luyện tập và cuối cùng là áp dụng ngay tại lớp.

Trong mỗi bước, cũng tùy vào hoàn cảnh mà có những phương pháp và cách xử lý phù hợp. Có giáo viên sử dụng nhiều hình ảnh và video minh họa trong phần Presentation, có giáo viên tập trung nhiều vào phần Practice, chỉ phát hand-out hướng dẫn thay cho phần Presentation.

Sau giờ học tại lớp, nếu học viên có điều kiện áp dụng nhiều lần trong thực tế thì sẽ có cơ hội biến kiến thức và kĩ năng đã học trong lớp thành một phần của mình.

Trong điều kiện lý tưởng, quy trình này cứ thế mà linh hoạt tiếp diễn cho đến khi học viên làm chủ được lượng kiến thức và kĩ năng nhất định, đủ để phục vụ cho việc giao tiếp, học tập, thi cử và làm việc.

Nói một cách khái quát, dạy và học trải qua quy trình như vậy. Khi có cái nhìn tổng thể, hiểu sâu vấn đề, các bạn sẽ thấy việc dạy và học là một quy trình nhiều bước và trong mỗi bước, người dạy và người học sẽ điều chỉnh linh hoạt để đạt được mục tiêu.

Ban đầu, các bạn thường nạp kiến thức bằng cách bắt chước (bebaviourism) nhưng qua thời gian, có thể các bạn phải hiểu (cognitivism) thì mới áp dụng được. Việc học có khi cần sự tương tácnhận thức xã hội (social cognitive), nhưng cũng có khi phải tự mình xây dựng (constructivism) kiến thức mới trên nền tảng có sẵn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Mỗi giáo viên nên tùy vào hoàn cảnh dạy và học mà sự chọn cách tiếp cận (approach), phương pháp (method) hoặc kĩ thuật (technique) phù hợp.

Không có phương pháp nào ưu việt nhất và giáo viên chỉ đóng vai trò dẫn dắt. Chỉ có sự nỗ lực hết mình của học viên và kết quả đạt được mới là quan trọng nhất.

Việc học tiếng Anh, để thi đạt kết quả tốt và sử dụng hiệu quả, không phải là điều gì đó cao xa hay phức tạp, cũng không đòi hỏi cao từ học viên; và cũng không có bí quyết, tuyệt chiêu hay mẹo vặt nào có thể thay thế việc học tập thực chất và nghiêm túc.

GIÁO DỤC LÀ QUY TRÌNH TƯƠNG ĐỐI TOÀN DIỆN

Điểm mấu chốt là học viên phải xác định được mục tiêulộ trình học tập phù hợp cho bản thân, học đúng hướng, đúng trọng tâm kiến thứckĩ năng cốt lõi, dành thời gian tương xứng, và nghiêm túc.