Có vài em sinh viên hỏi thầy về môn Public Speaking (Nói trước công chúng). Có bạn hỏi về lý thuyết, có bạn hỏi về thực tế. Có hai bạn phải thuyết trình với đầu đề “To be a bussiness owner you must learn to be well-organized”a dream job, hai bạn hỏi thầy nên mở bài như thế nào cho hay?

Thầy cũng không biết thế nào là hay, nên cũng chỉ các bạn sơ sơ vài ý.

Bạn thứ nhất, thử bắt đầu bằng 1 trong 2 cách:

  • đưa ra một cái trích dẫn có chút liên quan (do chính mình tự nghĩ ra và gán cho người khác nói) ví dụ: A great entrepreneur said: “All successful businessmen have a plan”. I believe that an excellent planner is planned to succeed.
  • đưa ra một thống kê: Do you know that “more than 90% of companies in the Fortune 500 have been effectively organised“. Con số đưa ra không phải thực sự xác thực; quan trọng là luyện cho kĩ, nhấn nhá cho đạt, tạo điểm ấn tượng, như thể lần đầu tiên tiết lộ những con số này cho thế giới.

Bạn thứ hai, có thể nói như vầy:

  • [someone, maybe Mr. ABC], one of my teachers, who often speak great words, stated that “human is born to have a job”. Obviously, I stand here; and all of you sit here today for a tomorrow job [pause] [point at the teacher] and, of course not her/ him [pause] she/ he is having a ‘super great’ job. Absolutely not, we do not study for tomorrow job. We aim at a dream job! So, what is a “dream job”? I believe that, “a dream job” has certain “dream characteristics”.

Những điều này không khó để nói, thầy nghĩ các bạn hầu hết đều sẽ nói được.

Tạm bỏ qua yếu tố năng khiếu, điều quan trọng nhất là bạn có thật sự muốn nói hay không. Nếu bạn đã thực sự muốn nói, thực sự sẵn sàng,tâm bạn thực sự muốn giúp người nghe thì không cần ai dạy, cỡ nào bạn cũng nói hay được. Nếu người nói chưa sẵn sàng thì có nhét chữ như thế nào, người đó cũng không “nói” được.


Có nhiều câu hỏi môn này (và nhiều môn khác) mà thầy không tiện ghi ra hết. Thầy không dạy môn này ở trường, nhưng dạy ở ngoài trường thì nhiều, và đi speak publicly cũng khá nhiều. Khi đã thực sự muốn chia sẻ, tất nhiên sẽ luôn biết cách sắp xếp và nói những điều thực tế, theo cách riêng, độc lạ và khai mở.

Thầy xếp môn Nói trước công chúng vào nhóm môn học Kĩ năng nghề nghiệp, học lý thuyết xong là phải thực hành liền, vừa học xong là phải vận dụng ngay thì mới tối ưu hiệu quả được. Môn Public Speaking vốn không dành cho đại đa số. Cho nên, đúng ra phải đủ chuẩn mới được vào học.

Trước khi vào học, điều cốt yếu là sinh viên/ học viên phải có nền tảng ngôn ngữ tốt, mà cụ thể là kĩ năng nói tiếng Anh phải khá thông thạo. Muốn biết thông thạo thế nào thì cứ dùng khung châu Âu CEFR đo lường.

KHUNG THAM CHIẾU NGÔN NGỮ CHÂU ÂU (CEFR)

Chỉ cần vài tiết học là có thể hướng dẫn hết tất cả các kĩ thuật và nguyên lý cho việc nói trước công chúng, từ những kỹ thuật cần sử dụng, từ việc mở bài cho tới kết bài, từ việc nhấn nhá từng chữ cho đến cách đảo mắt v.v. Sau đó là luyện tập chuyên sâu dưới áp lực lớn.

Dạy cái gì? Những thứ trong sách vở cũng cần thiết, nhưng quan trọng hơn, phải dự vài chục hội thảo lớn nhỏ hoặc ngồi nhà xem qua vài chục cái TED Talks videos để xem những diễn giả nói hay thường nói kiểu gì. Bản thân người dạy cũng phải từng là diễn giả hoặc thuyết trình viên tại nhiều sự kiện, trải nghiệm thực tế để biết thực tế public speaking là thế nào.

Những điều được dạy trong môn Kĩ năng nghề nghiệp như Public speaking phải là kiến thức và kĩ năng cốt lõi, và đủ dày, giao thoa giữa [1] lý thuyết cô đọng được ghi trong sách vở, [2] yêu cầu thực tế của thị trường lao động[3] trải nghiệm sâu rộng của người dạy. Tối thiểu phải có những thứ này thì trường học mới đúng nghĩa, là một cái “school” thực sự.

Tương tự như dạy phiên dịch, nếu chương trình không được xây dựng từ [1] ngữ liệu chuyên ngành[2] người dạy không phải là biên/ phiên dịch viên chuyên nghiệp/ bán chuyên nghiệp thì việc dạy cũng không mang lại hiệu quả.