Hôm nay chia sẻ một chút về chuyện ăn uống, trị bệnh và học thi.
Thầy xuống Tiền Giang gác thi THPT Quốc gia vài ngày, dưới này có địa danh Rạch Gầm – Xoài Mút. Anh bạn hỏi thầy có biết ý nghĩa cái tên này thế nào không, thầy nói đùa là mình ít đọc “fake news” lắm nên không biết.
Theo các bạn, thông tin chính thống là gì, thông tin giả (fake news) là gì? Thật là thật đến mức nào, giả là giả ra làm sao? Thầy nói điều này là thật, còn các bạn nghĩ đó là giả đấy. Vậy có làm sao không?
ĂN UỐNG
Buổi tối mọi người cùng đi ăn uống. Có người nói dưới này có quán thịt bò rất nổi tiếng, tên là Ba Chuông, phải đi ăn cho biết. Thầy nghĩ về chuyện ăn uống rất đơn giản
Đi tới một vùng đất lạ, dù là đi công việc hay du lịch, việc đầu tiên mà nhiều người hay làm là search địa điểm ăn uống hay đặc sản v.v.. Đây có lẽ là một phần lý do để giải thích cho việc Google Maps đưa lựa chọn Restaurants lên đầu tiên và kế bên là Cafes khi các bạn bật ứng dụng và mở định vị (GPS).
Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu mì Sài Gòn Chợ Lớn, hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Nam Vang hay phở khô Gia Lai v.v. cũng là hủ tiếu. Đến cái món ăn ”cứu đói” như bánh mì còn được vẽ vời ra không biết bao nhiêu loại nữa là. Quán bún trứ danh 80 năm trong hẻm Sài Gòn, gói xôi ăn 1 lần là nhớ mãi v.v. và nhiều thứ tương tự như vậy.
Một lần thầy đi Phnom Penh, buổi sáng ăn dĩa cơm tấm, nói với đứa em, bên này cũng ăn cơm tấm giống Việt Nam quá. Sau này về mới biết món này có tên gọi là Bai sach chrouk.
TRỊ BỆNH
Giờ bị bệnh thì đi bác sĩ Tây y trước. Tây y trong nước không hết thì Tây y ngoài nước. Tây y các nước cứu không nổi thì quay về Đông y, trị liệu không dù thuốc, tập môn này môn kia v.v. cầu thầy ở An Giang, thầy ở Vĩnh Long, thầy ở Đồng Nai, thầy ở Buôn Mê Thuộc, thầy ở Nghệ An v.v. vái tứ phương, phương nào cũng có cao nhân cả.
Nhưng trước hết là bản thân mình phải tự giúp mình, nếu không thì không có thần y nào giúp được. Không phải vô duyên vô cớ mà mỗi người đều mắc phải bệnh này hay bệnh kia. Các bạn đừng nghĩ rằng tiền có thể mua được sức khỏe (thực sự).
HỌC THI
Từ năm 2006 đến 2019, đề thi đại học (tên gọi trước kia) và đề thi THPT quốc gia (tên gọi trong mấy năm nay), tất cả đều sử dụng dạng thức trắc nghiệm (trừ trường hợp có phần viết lại câu và đoạn văn 140 từ trong năm 2015 và 2016) với số lượng câu hỏi mỗi đề như sau:
- 2017-2019: 50 câu, 24 mã đề, nhiều phiên bản đề
- 2015-2016: 64 câu + 5 viết câu + 1 viết đoạn, 1 phiên bản đề
- 2007-2014: 80 câu, 6 mã đề, 1 phiên bản đề
- 2006: 70 câu, 1 phiên bản đề
Đề thi tập trung vào một số kĩ năng chính, bao gồm [1] từ vựng & ngữ pháp, [2] nghi thức giao tiếp, [3] nhận dạng lỗi trong câu, [4] tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, [5] nối câu, [6] chọn câu gần nghĩa [7] điền từ trong đoạn văn và [8] đọc hiểu đoạn.
Bên dưới là câu hỏi phần nhận dạng lỗi trong câu của 4 mã đề 401, 402, 403 và 404 trong kì thi năm 2019 vừa mới kết thúc.
Nếu được chọn, các bạn sẽ chọn mã đề nào trong số những mã đề ở trên?
Làm một thống kê nhỏ thì thấy trong suốt 13 năm qua, đề thi vẫn duy trì phần nhận dạng lỗi trong câu (error recognition) với tổng số 106 câu hỏi.
Dạng câu hỏi này rất dễ tìm thấy ở bài thi TOEFL ITP hoặc TOEIC phiên bản cũ và thường được sử dụng để kiểm tra thuần ngữ pháp.
GÓC NHÌN CÁ NHÂN VỀ ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀO ĐẠI HỌC
Thầy nhận thấy không hơn chục điểm ngữ pháp xuất hiện trong phần này. Lời khuyên ở đây là giáo viên và học sinh cứ lấy đề cũ giải cho hết trước, muốn luyện thêm thì làm các phần tương tự trong đề thi TOEFL ITP hoặc TOEIC như vừa nói, rất dễ lấy trọn điểm. Cả đề thi này cũng vậy. Thầy cô sẽ trở thành giáo viên giỏi và học sinh đều sẽ thành tài.
Trong các bài thi chuẩn hóa tiếng Anh và ngôn ngữ nói chung hiện hay, người ta hướng tới việc kiểm tra, đánh giá và dự báo khả năng sử dụng tiếng Anh chứ không phải kiến thức tiếng Anh của thí sinh.
Nói đơn giản là học viên biết bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là tận dụng và khai thác những cái mình biết để làm một việc cụ thể trong học tập và công việc như thế nào.
Học viên biết bao nhiêu từ và cấu trúc câu thì đó là việc học tập cá nhân; vấn đề là có thể thuyết trình (presentation), viết được bài luận (essay) và cái luận văn (dissertation) một cách rõ ràng và hiệu quá hay không.
Để làm những chuyện này, không cần phải học quá nhiều hay biết quá nhiều thứ rắc rối, tốn thời gian. Chúng ta ngày càng hướng tới một dạng tiếng Anh quốc tế phổ quát, đơn giản với ít điểm ngữ pháp và ngôn từ ít rắc rối hơn. Vì vậy, dạng câu hỏi nhận dạng lỗi trong câu không còn phù hợp nữa.
Nhiều phần thi khác cũng tương tự như vậy. Học và ôn luyện cho bài thi tiếng Anh THPT quốc gia không có gì phức tạp nếu nhìn ra tổng thể và bản chất. Điểm 8-9 không khó khăn gì mấy, đó là thầy nói nghiêm túc, mất vài chục giờ là xong. Chỉ là học sinh học không đúng cái cần học, không học với bậc thầy. Điều này thầy đã nói nhiều lần.
Nếu chưa đọc, các bạn xem ở đây: