Thầy nhận được 2 tin nhắn về cơn bão số 9 (Usagi) vào ngày 24/11, phía dưới phần tiếng Việt của mỗi tin nhắn đều có đoạn tiếng Anh được dịch lại.

Tin nhắn đầu tiên bên dưới:

tin nhắn gửi ngày bão

Đáng chú ý là cụm theo dõi để phòng tránh được chuyển sang tiếng Anh là follow to have prevention. Đây là cách viết tiếng Anh không chính xác.

Thứ 1. Trong trường hợp này, “theo dõi” (follow) nghĩa là “theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông”. Động từ “follow” khi dùng với nghĩa như vừa đề cập thì phải có một “bổ ngữ” (object) ở ngay phía sau, ví dụ “follow (the) media” hay “follow the Fanpage”. Nói chung, khi sử dụng (ngoại) động từ “follow”, đa số các trường hợp phải có một “bổ ngữ” theo sau.

Thứ 2. Nói và viết “phòng tránh bão” là cách sử dụng trong tiếng Việt, mang ý nghĩa là “giữ an toàn”; cho nên, khi chuyển ngữ sang tiếng Anh phải dùng những từ hoặc cụm từ có nghĩa là “giữ an toàn” chứ không phải là “phòng tránh”. Trong trường hợp có bão, thì tìm chỗ trú ẩn chứ không phải phòng tránh. Trong ngữ cảnh này, từ thích hợp có thể là từ “safety”, chứ không thể là từ “prevention”.

Tin nhắn tiếp theo cũng có nhiều lỗi.

phân tích tin nhắn gửi toàn thành phố ngày bão

Thứ 1. Động từ “hit” không đi với giới từ “to” với nghĩa “tấn công” (attack) hay “ảnh hưởng” (affect). Đây là động từ rất cơ bản, có thể tra cứu trong từ điển và sử dụng dễ dàng.

Thứ 2. Cụm từ “đi lại ngoài đường” trong tin nhắn được dịch lại là “go out”. Đây là cách dịch hoàn toàn sai. “Go out” thường hiểu là ra ngoài, nhưng thường dùng khi ám chỉ ra ngoài để vui chơi thư giãn. Ra bên ngoài, hay đi lại bên ngoài nói chung thì không dùng “go out”. Việc ra ngoài đường (hoặc ra bên ngoài) thì dịch tạm là go outside sẽ phù hợp hơn.

LƯU Ý: Nếu tra từ điển song ngữ Anh – Việt đơn thuần, có thể thấy “go out” có vẻ có nghĩa là “ra ngoài” hoặc “đi lại bên ngoài”, như thực chất rất hiếm khi viết hoặc dùng với nghĩa như vậy. 

Ngoài ra, “go out” với nghĩa “ra ngoài” cũng không thường đi một mình mà cần có thêm một cụm giới từ (go out for a meal) hoặc V-ing (go out drinking). Nếu nói hoặc viết “go out” thì sẽ có nghĩa ra ngoài đi chơi hoặc nói “chung chung”, giống như cách nói “ra ngoài nhớ đóng cửa” (ra ngoài là phụ, nhắc đóng cửa mới là chính).

Trong trường hợp trên, sử dụng từ điển Anh – Việt vẫn có thể hiểu sai, cho nên nần phải dùng từ điển đơn ngữ Anh – Anh. Tuy nhiên, cần nhớ là từ điển chỉ là công cụ tham khảo. Muốn dùng từ điển một cách có hiệu quả thì phải có nền tảng ngôn ngữ tốt và phải tham khảo văn phong trong thực tế.

Một cách khá nhanh khác có thể áp dụng là tra cứu hết cả từ hoặc cụm từ bằng Google, xem trong vài ngữ cảnh khác để kiểm tra xem từ và cụm từ đó được sử dụng như thế nào.

Ngoài những lỗi trên, phải kể đến lỗi sai khác trong cả 2 tin nhắn, chẳng hạn như (1) việc dư một khoảng cách giữa từ “affect” và “HCM city”, hoặc thiếu khoảng cách giữa “tonight”“typhoon”; (2) viết “HCM City” mới là cách viết đúng chứ không phải “HCM city” (phải viết in hoa đầu chữ City), hay (3) thay vì sử dụng câu mệnh lệnh thì các cảnh báo lại dùng câu tường thuật.


Như thầy đã đề cập nhiều lần trong các bài viết và trên lớp, động từ là “xương sống” của tiếng Anh, cần phải được học nghiêm túc. Muốn hiểu rõ cách dùng của động từ, học viên có thể phân tích kĩ và học theo những động từ cốt lõi được liệt kê trong sách Từ vựng Anh ngữ Ứng dụng©. Học viên cần phải học đúng và học kĩ trọng tâm.

Trong sách Từ vựng Anh ngữ Ứng dụng©, động từ FOLLOWtrang số 2.

People who live in foreign countries should FOLLOW the traditions and customs there.

Động từ này tuy “có vẻ dễ” nhưng nếu không chú ý, sẽ dễ sử dụng sai và không khai thác hết ý nghĩa.

Ngoài ra, còn một điểm quan trọng nữa, đó là, động từ FOLLOW nếu dùng theo nghĩ đen là “đi theo” (go) thì từ này ở mức độ A2 trong khung CEFR, nếu sử dụng với nghĩa “tuân theo” (obey) thì ở mức B1; và dùng trong lĩnh vực truyền thông (xã hội) thì đây là từ chuyên ngành.