Hồi lâu thầy có nghe môn học tên là “Phương pháp luận sáng tạo”. Gần đây, một bạn sinh viên đưa thầy xem thời khóa biểu cá nhân, trong đó đăng kí môn này là môn tự chọn.

Môn này có tên gọi là “creatology, đại khái sẽ dạy những công cụ và phương pháp để nâng cao hiệu suất và về lâu dài là giúp con người “sáng tạo”. Có vài ý chia sẻ với các bạn như sau. 

Thứ nhất, đứng trên góc nhìn ngôn ngữ học.

Muốn sáng tạo, phải hiểu rõ nguồn cội của từ này theo cách “cực kì truyền thống”. Trong xã hội người thường, sáng tạo không thể xây dựng từ “hư không” (người có ngộ tính sẽ hiểu “hư không” theo nghĩa khác).

Sự sáng tạo có danh từ trong tiếng Anh là “creativity” (sự sáng tạo), “creation” (việc tạo ra), và tính từ “creative” (tính sáng tạo) và được cấu tạo từ động từ “create”.

Động từ “create” được định nghĩa:

Truy về nguồn gốc, động từ “create” là thể quá khứ của động từ “creare” trong tiếng Latin, mang những nghĩa sau: 

  • “to create” (tạo ra cái mới), 
  • “to appoint” (chỉ định), 
  • “to cause” (gây ra), 
  • “to set up” (thiết lập).

Rõ ràng, việc truy về nguồn cội giúp các bạn hiểu rõ nghĩa của một từ khá toàn diện. Theo nguyên gốc, sáng tạo đâu chỉ là tạo ra. Chúng ta thường quen cảm nhận theo cách hiểu cá nhân trong tiếng Việt, học từ tiếng Anh không đầy đủ, nên “mất căn bản” thậm chí từ trong tư duy.

Từ vựng trong tiếng Anh vay mượn từ khá nhiều ngôn ngữ khác nhau; cho nên, về mặt ngôn ngữ học, ngữ nghĩa của từ nhiều lúc rất bị hạn chế. Muốn hiểu rõ, phải truy về nguồn cội, việc này rất phức tạp.

Cũng vì lý do này, học bất kì môn gì, hoặc kĩ năng gì từ tiếng Anh chưa hẳn đã đúng; và việc học từ những bản dịch Anh – Việt thì càng tệ hại hơn rất nhiều. Dạy và học từ bản dịch là học cạn. Dạy và học là phải có sự truy nguyên nguồn cội.

Và cũng vì lý do trên, giảng viên, dù không dạy ngôn ngữ, ít nhất cũng cần phải thông thạo một ngoại ngữ từ thế giới văn minh Tây phương, ví dụ như tiếng Anh, Đức, Pháp Hi Lạp v.v. hay thậm chí từ ngôn ngữ của Đông phương như tiếng Trung Quốc hay Hindu.

Vì ngôn ngữ là kết tinh văn hóa, nên giáo viên dạy bất kì môn gì hoặc kĩ năng gì trong bất kì lĩnh vực nào cũng đều phải là bậc thầy ngôn ngữ thì mới đủ nền tảng đi sâu, nhìn rõ bản chất vấn đề. Cho nên, dạy học, không phải chuyện “dễ” nếu hiểu cho đúng.

BÀN LUẬN VỀ VIỆC DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH BẬC ĐẠI HỌC

Quay lại vấn đề phương pháp luận, trước khi bắt đầu học “phương pháp luận sáng tạo”, học viên cần phải biết sẽ học bằng ngôn ngữ gì, giáo trình gì, người dạy là ai, nền tảng thế nào và đã thành đạt thành tựu chuyên môn gì hay chưa. 

Nếu không học với bậc thầy, bạn học môn này cũng không được lợi ích gì đáng kể. Đây là lĩnh vực rất “kén” người dạy. 

Một cái khó khác, đó là, bậc thầy tư duy rất khó tìm; và bản chất, khái niệm này cũng khá mơ hồ, chưa có công cụ định lượng hay định tính gì để “cân đo đong đếm” và đánh giá.

Thứ hai, nhìn nhận ở góc độ nhận thức, tạm lấy thang Bloom’s Taxonomy tham khảo. 

(*) Bản thân thầy cũng không hẳn đồng ý với thang Bloom, nhưng nếu cần tham chiếu và tránh gây tranh cãi, thang Bloom ra là tốt nhất, chí ít là vì cả hệ thống khung chương trình đào tạo và đề cương chi tiết trong giáo dục đại học Việt Nam đang được xây dựng dựa vào thang này.

tháng Bloom’s Taxonomy - phương pháo luận sáng tạo

Chiếu theo thang Bloom, “create” là bậc cao nhất.

Trong rất nhiều bài viết trước đó, thầy đã bày tỏ quan điểm rằng, đại đa số học sinh, sinh viên và người học nói chung, chỉ cần đạt tới mức “apply” (áp dụng) là mừng lắm rồi. Hai cấp độ “remember”“understand” thậm chí rất nhiều người học chưa đạt đến.

Vươn từ mức độ “apply” đến “analyze” (phân tích) và “evaluate” (đánh giá) là một chặng đường rất dài. Cho nên dạy “create” là chưa cần thiết với đại đa số người học, nếu không muốn nói là việc “chưa học bò đã lo học chạy”.

Cá nhân thầy cho rằng, “create”, “evaluate” hay “analyze” là việc những tự động. Khi nào người học đã hoàn toàn làm chủ kiến thức và kĩ năng, tự dưng bộ não “kì diệu”  sẽ làm những việc còn lại, đó là “analyze”, “evaluate” hay “create”. Xây vựng cái gốc vững chắc, mọi chuyện còn lại sẽ ổn.

Theo những điều thầy nói ở trên, “phương pháp luận sáng tạo” là môn học không dành cho đại chúng, và thậm chí, không cần dạy. “Sáng tạo” là việc xuất phát từ nội tại mỗi người, đi ra từ bên trong, và đòi hỏi rất cao ở “ngộ tính”. 

Nếu vẫn muốn dạy cho người ta cách “sáng tạo”, trước tiên phải chọn những học viên ưu tú, phải có nền tảng vững chắc và “tố chất” thật sự tốt. 

Chỉ dựa vào những cái tôi vừa nói ở trên, “phương pháp luận sáng tạo” là cuộc chơi của giới “tinh hoa”. Không thể dạy lung tung, ai cũng đứng lớp được, ai cũng ngồi vào được thì loạn.

Viết cho gọn là vậy, nếu có dịp, sẽ đi sâu hơn.