Thầy tình cờ đọc lại một tài liệu về nghiên cứu khoa học hiện đại, thầy viết tản mạn vài dòng chia sẻ. 

Thường thì “scientific research methodology” (phương pháp nghiên cứu khoa học) là môn học lõi trong rất nhiều chương trình đại học và sau đại học. 

Mục đích không phải là để người học trở thành nhà khoa học (scientist) hay nghiên cứu (researcher) chuyên nghiệp, mà để người học có cách nhìn nhậntư duy một cách khoa học trong các vấn đề, mang lại hiệu quả ngày càng cao cho công việc và học tập.

Thời nay là thời của khoa học hiện đại và khoa học nặng về biện chứng (dialectic); tức là, bất kể điều gì cũng phải mắt thấy, tay nghe kiểm chứng được

Con người luôn muốn định mọi thứ phải được định tính (qualitative)định lượng (quantitative) rõ ràng. Đại chúng cho rằng mọi thứ phải được nhìn nhận một cách khoa học, cái gì có bằng chứng khoa học thì mới đáng tin.

Tất nhiên, không phải khoa học luôn luôn đúng; mà như thầy nhấn mạnh, đây là thời của khoa học hiện đại. Đã từng có thời, khoa học biện chứng được xem là tà giáo. Cá nhân thầy cho rằng, không có đúng, không có sai, chỉ là mỗi thời mỗi khác. Có lúc hợp thời, cũng sẽ có lúc lỗi thời và hết thời.

Trong khoa học thì có nhiều khái niệm, một số khái niệm tiêu biểu và nền tảng là “research paradigm”, “methodology”, “epistemology” hay “ontology”. Đối với học viên và sinh viên có liên quan, đây là những khái niệm trừu tượng và phức tạp; một phần cũng là vì khó có thể dịch những từ này sang tiếng Việt.

Thầy thấy nhiều diễn đàn học tập, giảng viên và sinh viên tranh luận về việc dịch từ này sang tiếng Việt. Thực chất, việc dịch một khái niệm, nhất là lĩnh vực khoa học từ tiếng Anh (ngôn ngữ có hàng ngàn năm tuổi) sang tiếng tiếng Việt (ngôn ngữ non trẻ chỉ hơn 300 năm tuổi) là việc gần như không thể. Người ta hay nói “dịch là diệt”, nghĩa là, dịch cũng chính là giết chết bản gốc.

Người học thông thường hay cảm thấy khó chịu khi phải hiểu một cách mơ hồ bằng tiếng Anh. Nếu không quen với chuyện này, khó có thể tiến xa trong học vấn và nâng cao tư duy. Có câu “No Child Left Behind” (tạm hiểu: “Không để đứa trẻ nào bị bỏ lại”). Thầy thì nghĩ khác, còn tùy. “Of course, Some Must Leave Behind” (tạm hiểu: “Dĩ nhiên, một số, cả người lớn và trẻ nhỏ, phải bị bỏ lại”).


Quay trở lại vấn đề, “research paradigm” có thể được hiểu là một tập hợp các niềm tin, khái niệm, mô hình hoặc phương pháp để nhìn nhận, để đưa ra cách tiếp cận, giải pháp và tiến tới giải quyết vấn đề. 

Có thể tạm dịch “paradigm”“mô thức” hay “trường phái”? Thầy thì xem, “paradigm”“paradigm”, hiểu hoàn toàn bằng tiếng Anh, không cần chen một chữ tiếng Việt nào vào.

Có nhiều “paradigm” khác nhau. Ví dụ, một số người “positivist” (tạm gọi là “người theo trường phái thực chứng”) cho rằng, mọi sự vật hiện tiện, đều có thể được đo lường và đánh giá thông qua một phương pháp cụ thể. Từ đó mới có chuyện, mọi thứ đều cũng đem ra cân đo, kiểm tra và cái gì cũng phải định lượng và định tính, suy luận và phán đoán dựa trên mắt thấy tai nghe.

Thầy lấy ví dụ, trong y sinh học, người theo “thực chứng” dùng kính hiển vi và máy móc phân tích và thấy tế bào cơ thể có chất Vitamin C (việc miêu tả và định danh hoàn toàn do con người đặt ra). Người ta sau đó phát hiện trong trái cây X cũng có chất rất giống với Vitamin C. Sau nhiều “nghiên cứu khoa học thực chứng”, có thể khẳng định rằng nếu con người thiếu Vitamin C, ăn trái cây X sẽ bổ sung được chất này.

THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH 10 CHỦ ĐỀ KHOA HỌC TRONG 4 KỸ NĂNG IELTS

Nhưng mỗi khi thiếu chất, tìm trái có chất Vitamin C khá khó khăn; cho nên, con người dùng máy móc kĩ thuật công nghiệp để chiết xuất trái đó, cô đọng thành từng viên nén Vitamin C cho dễ bảo quản và vận chuyển. Khi nào thiếu chất Vitamin C thì dùng. Lý luận vậy có lý không? Ở một chừng mực nào đó thì hợp lý.

Tuy nhiên, có chắc là cơ thể của tất cả mọi người đều hấp thụ và tạo thành chất Vitamin C giống y chang trong tế bào? Nếu cho rằng con người là một “tiểu vũ trụ” vô cùng phức tạp, thì không có chuyện hấp thụ chất đơn giản như vậy. Người theo “thực chứng” nhìn mọi sự vật và hiện tượng với con mắt bình thường mà bỏ qua nhiều yếu tố vô hình khác, hoặc những thứ mà máy móc kĩ thuật “hiện đại” chưa đủ khả năng đo được.

Có một vài sự khác biệt; trong khi “y học hiện đại” (Tây y) cho rằng bệnh là do vi rút hoặc rối loạn chức năng sinh học gây ra (dựa vào “thực chứng”); Đông y cho rằng bệnh chẳng qua là sự mất quân bình trong cơ thể, “thông bất thống, thống bất thông”. Tôn giáo thì giảng rằng bệnh là do “nghiệp lực”.


Thành tựu khoa học kĩ thuật có thể chế tạo chiếc phi thuyền bên lên tới cung trăng, nhưng vẫn không làm nổi viên thuốc điều trị được ung thư hay đột quỵ. Thầy cho rằng, khoa học phục vụ cho công nghiệp và thế giới công nghiệp thì đang bảo vệ khoa học. “Khoa học” là một lĩnh vực, chứ không phải là tối cao; “khoa học” đang tạm thời thịnh vượng nên có sự ảnh hưởng mạnh trong hầu hết các lĩnh vực. Bước vào khoa học, là bước vào thế giới của phương pháp, bằng cấp, thứ bậc và giải thưởng v.v.

Thầy lấy một ví dụ khác. Có những khám phá đoạt Nobel Y sinh, ví dụ như Nobel Y sinh 2017 về nhịp sinh học. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng dùng thuốc đúng thời điểm, đúng giờ để tăng tác dụng. Điều này, thực ra đã được ghi trong y văn Đông y từ ngàn năm. Bệnh thế nào, dùng vị thuốc gì, bệnh nhân thuộc cung mạng gì thì có giờ uống thuốc khác nhau. Vấn đề ở đây là, khôi nguyên Nobel bỏ công chứng minh, còn y văn Đông Y thì đơn thuần viết ra chân lý. 

Góc nhìn vấn đề khác nhau dẫn tới cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau. Có rất nhiều “paradigm” khác nhau, và chọn “paradigm” nào đối với từng sự vật hiện tượng là do cá nhân tự quyết định, tùy vào ngộ tính của mỗi người. Về mặt bản chất, từ “paradigm” đã phủ nhận chính nó. 


Hay như trong việc dạy và học tiếng Anh, theo các tổ chức khảo thí và dịch vụ giáo dục cho rằng những bài thi chuẩn hóa luôn được xây dựng với những nguyên lý (principles) và kỹ thuật về khảo thí (testing techniques) gần như hoàn hảo, đảm bảo chính chính xác và độ tin cậy rất cao. 

Thực chất, những bạn có kiến thức và kinh nghiệm sâu đều biết là không phải vậy. Những bài thi chuẩn hóa, ở cấp độ nào thì vẫn có thể bị “bẻ” (crack). Và thực tế cho thấy, nếu một thí sinh không hoàn thành tốt bài thi chuẩn hóa ngôn ngữ, cũng không có nghĩa là thí sinh đó có năng lực ngôn ngữ kém. Một thí sinh không có năng lực ngôn ngữ thật sự tốt, nhưng nếu được chuẩn bị về kì thi, thì vẫn có thể đạt điểm tốt.


Nói tóm lại, phương pháp nghiên cứu khoa học cũng là tập hợp một số phương pháp; con người vẫn còn nhiều cách tiếp cận và nhìn nhận khác trong từng vấn đề khác nhau.