Cuối tuần rồi, thầy về nhà chơi, ngồi ăn cơm, em gái chợt hỏi mẹ thầy sao cơm bữa nay có lẫn mấy hột gạo lạ. Mẹ thầy ra bếp, cầm vô một hủ nhựa nhỏ, nói hôm bữa có người cho mấy kí gạo Nhật Bản nên nấu trộn với gạo thường ăn cho biết.

Người bạn này thấy sếp ăn cơm gạo lạ, hỏi ra và mua vài kí ăn thử, thấy ngon nên tặng nhà thầy, nói là gạo này ngon này hơn gạo Việt Nam. Nhân tiện việc ăn cơm, thầy chia sẻ một vài điều về chuyện ăn học. 

Có một sự thật, đó là, ngũ cốc nói chung thì đều như nhau, người xứ nào thì ăn xứ đó là phù hợp nhất, như câu nói “thân thổ bất nhị”. Chỉ cần giống lúa thuần chủng, trồng đủ ngày, thu hoạch, chà xát đúng cách thì sẽ cho ra hạt gạo đủ chất lượng.

Hạt gạo chất lượng, nói theo khoa học dinh dưỡng hiện đại của Tây phương là hạt gạo đủ các vi chất; còn nói theo thực dưỡng thì gọi là hạt gạo “quận bình”.

Lý thuyết là như thế, nhưng thực tế, chỉ cần có được hạt gạo chất lượng ước chừng khoảng 80% như trên thì là thành công lắm rồi. Hạt gạo chất lượng nói riêng, và các hạt ngũ cốc chất lượng nói chung, chính là điều kiện tiên quyết để có được nền tảng sức khỏe dinh dưỡng cho những người ăn cơm là chính.

Vấn đề gạo ăn ngon hay dở tùy vào khẩu vị và phần nhiều chính là cảm xúc và thái độ của người ăn. Đánh giá gạo ngon hay dở cũng giống quyết định xem màu đỏ đẹp nhất hay màu xanh đẹp hơn. Điều quan trọng nhất như thầy đề cập ở trên là ăn được hạt gạo chất lượng.

MẠN ĐÀM ĂN UỐNG, TRỊ BỆNH, HỌC THI

Các bạn có lẽ từng nghe việc lai tạo giống lúa mới để trồng 3 vụ 1 năm. Đây là việc phải làm trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ thiếu lượng thực (nghiêm trọng). Đó là chuyện bất đắc dĩ phải làm.

Ngoài ra, việc lai tạo ra các giống lúa hay các giống cây (mới), chỉ mang lợi ích kinh tế trước mắt, cho một nhóm người, còn về sau thì gây hại rất nhiều. Nhưng dù gì thì việc này cũng là dòng chảy của sự phát triển, chỉ có thể xuôi theo chứ không thể cản được.

Nói về chuyện hạt gạo, cốt yếu thầy muốn các bạn thấy rằng, thời điểm hiện tại, một chuyện tưởng chừng như rất đơn giản, đó là, kiến thức về “chén cơm” (theo đúng theo nghĩa đen) không phải ai cũng biết. Chưa kể đến việc tìm mua được hạt gạo đủ chất lượng và được trồng từ chính vùng miền mình đang sống cũng không hề đơn giản. Cái thầy vừa nói là kiến thức cốt lõi về ăn uống, học ăn không chỉ là cách ăn, mà còn là biết đánh giá được chất lượng đồ ăn.

bàn về chuyện ăn học 1

Chung quy, làm bất cứ điều gì cũng cần phải nhìn cho ra bản chất vấn đề. Có kiến thức, hiểu rõ bản chất đồ ăn không phải để chấp chước vào đồ ăn hay thức uống, kiểu như “tôi phải ăn cái này, tôi không ăn cái kia”; nhiều khi, mua được “đồ ăn được” là tốt lắm rồi. Ở đây, cái thầy muốn nói là, có kiến thức để nhìn thấu suốt vấn đề, đừng để những giá trị ảo làm mờ mắt; vì vốn dĩ mọi chuyện rất đơn giản.

Việc học tập cũng tương tự, học gì cũng được, học thế nào cũng được, mình thấy thoải mái thì cứ học, mỗi người có tri ngộ và số mệnh khác nhau, cũng nên đi lòng vòng cho biết, nếu về được La Mã thì về, không về tới La Mã thì về tới chỗ khác, cũng không thành vấn đề gì.

HỌC ĐÚNG VẪN LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT

Hồi thầy lên lớp 6, lúc đầu hè, đang ngồi ở nhà coi tivi thì mẹ thầy đi chợ về, bắt thầy mang cặp để mẹ chở ra học tiếng Anh nhà cô kia. Cô ở kí túc xá sau trường, hè cô dạy thêm. Cô dạy thêm mà báo hại tuổi thơ của cả chục đứa học sinh, he is, she is, they are v.v.

HỌC TIẾNG ANH, CHIA THÌ NHIỀU CŨNG CHƯA HẲN LÀ TỐT

Phụ huynh cho con học theo phong trào, sợ con thua thiệt, chứ con có biết đó là gì. Giờ thầy thấy con nít đi học tiếng Anh đêm hôm, phụ huynh chờ đón, thầy thấy thương lắm.

Hôm trước thầy đi ngang một trường mầm non, thấy banner hội thảo, dạy con cách tôn quý nếp nhà. Thực tế là một bộ phận không nhỏ thiếu nhi thiếu niên hiện nay không xem trọng giá trị gia đình, lễ nghĩa, từ cách cư xử cho tới lối sống, thì việc dạy cách tôn quý nếp nhà là việc phải làm.

Nhưng thầy nói, không phải muốn là dạy được đâu. Không phải tự nhiên mà thành ra như vậy đâu, có lý do cả đấy.