Vừa rồi, có em sinh viên vừa tốt nghiệp đại học (ĐH), hỏi thầy việc học tiếp bậc sau ĐH. Thầy tóm gọn lại con đường chung cho các bạn cùng tham khảo.

1. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, học sinh học tiếp một chương trình ĐH và chọn ngành. Thầy ví dụ, chương trình cử nhân ngôn ngữ Anh. Trong chương trình này, sinh viên sẽ học những môn kĩ năng thực hành ngôn ngữ, cụ thể là nghenóiđọcviết

2. Hoàn thành những môn này, sinh viên học tiếp một số môn về lý thuyết ngôn ngữ học, có thể là là âm học (phonetics & phonology), hình thái (morphology), cấu trúc (syntax), ngữ nghĩa (semantics), hay diễn ngôn (discourse). Về lý thuyết, hoàn tất những môn thực hành và lý thuyết ngôn ngữ, sinh viên có vốn ngôn ngữ tương đương với người bản ngữ được học hành bài bản. Dĩ nhiên, thực tế thì có thể hơi khác đôi chút(*).

ĐÔI ĐIỀU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC VÀ GIÁO DỤC

3. Sau khi hoàn tất giai đoạn này, sinh viên sẽ học tiếp những môn mang tính nghề nghiệp, ví dụ: ngôn ngữ dùng trong thương mại, dịch thuật ngôn ngữ, kinh tế, truyền thông hoặc phương pháp giảng dạy. Sau khi hoàn tất những môn này thì đủ chuẩn ra tốt nghiệp đại học. Về lý thuyết, tốt nghiệp và đạt trình độ đại học đúng nghĩa, thì đủ khả năng gia nhập thị trường lao động.

4. Sau khi tốt nghiệp ĐH ngành ngôn ngữ Anh, mỗi người sẽ có hướng khác nhau. Một số đi làm ngay, một số quyết định học tiếp. Có thể học tiếp một bằng ĐH khác, cũng có thể học tiếp lên thạc sĩ (ThSmaster). Với bằng ĐH ngôn ngữ Anh, thì việc học chương trình ThS những ngành như ngôn ngữ, sư phạm, kinh tế, quản trị, truyền thông, hay du lịch đều dễ dàng.

Thầy ví dụ, sau khi tốt nghiệp cử nhân ngôn ngữ Anh, nếu muốn học sâu thêm về ngôn ngữ, thì học những chương trình ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics hoặc language studies). Nếu học về giảng dạy ngôn ngữ thì có những chương trình về giảng dạy (methodology, teaching, TESOL hay TEFL). Nếu muốn học về văn hóa thì có thể học American hoặc British Studies

Các chương trình ThS thường không đòi hỏi cao về đầu vào, nếu đủ khả năng tối thiểu và tài chính, ai cũng có thể học.

Tùy trường và tùy khoa mà có các môn học và trọng tâm học có thể khác nhau đôi chút. Thầy ví dụ, trong ngành giảng dạy ngôn ngữ, học viên sẽ học sẽ xoay quanh về ngôn ngữ học (introduction to linguistics), phương pháp giảng dạy (methodology), xây dựng chương trình (curriculum development), tâm lý giáo dục (educational psychology) và khảo thí (assessment), hoặc một số môn khác như công nghệ thông tin trong giảng dạy (ICT hay CALL).

Nếu theo chương trình dạng thực hành (coursework) thì học đủ môn là ra trường. Nếu theo chương trình dạng nghiên cứu (thesis) thì học viên phải làm một luân văn tốt nghiệp. 

Bằng cấp của hai chương trình là như nhau. Về lý thuyết, một người tốt nghiệp và đạt trình độ ThS chính là chuyên gia trong lĩnh vực của học và có thể làm những công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao trong thị trường lao động.

Sau khi tốt nghiệp ThS, vẫn thấy chưa đủ hoặc chưa làm việc, học viên tiếp tục làm nghiên cứu sinh tiến sĩ (NCS) Ở đây, thầy dùng chữ “làm” chứ không phải chữ “học” vì khi đã có trình độ ThS, các bạn đã đủ khả năng tự học. Cho nên, dùng chữ “học” tiến sĩ là không đúng bản chất.

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA VỀ LĨNH VỰC KHẢO THÍ NGÔN NGỮ

NCS là theo đuổi và khám phá một khía cạnh nhỏ trong một lĩnh vực. 

Thầy ví dụ, NCS ngành tâm lý là người nghiên cứu sâu về một hiện tượng lạ trong tâm lý hành vi bán tiêu dùng; NCS ngành công nghệ thông tin nghiên cứu sâu một một kĩ thuật mới hoặc một ngôn mới trong lĩnh vực lập trình. 

Người làm NCS đi sâu vào phân tích những cái khía cạnh rất nhỏ của lĩnh vực này. Những điều tìm ra có thể hữu ích trong hiện tại hoặc cũng có thể hữu ích trong tương lai. 

Quá trình làm NCS mất vài năm dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn và đã nghiên cứu sâu trong lĩnh vực đó.

Sau vài năm nghiên cứu thì NCS sẽ cho ra một công trình, công bố công khai và tốt nghiệp, nhận bằng tiến sĩ (TS – PhD/ Dr). Công trình nghiên cứu, có thể chia ra nhiều mức độ, theo nhiêu khía cạnh. Mức độ thấp nhất thì chỉ là ứng dụng, đo lường, hoặc chứng minh hiệu quả của một lý thuyết đã có. 

Mức độ cao hơn kế thừa bổ sung của những cái trước đó. Mức độ cao nhất là đưa ra một thuyết hoàn toàn mới, có tính đột phá (breakthrough) trong lĩnh vực.

Thông thường, người làm NCS sẽ nhận tài trợ của trường ĐH hoặc từ các tổ chức tư nhân/ chính phủ. Cho nên, NCS thường là những người thực sự có năng lực trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Rất ít ai tự bỏ chi phí để làm NCS, vì nếu tài năng thực sự và làm nghiên cứu ở những ngành đang cần trong thực tế thì rất dễ kiếm được tài trợ từ các quỹ tư nhân.

Vấn đề là sau khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp ở bậc học này thì học viên phải tiếp tục nghiên cứu tiếp, vì đây chỉ là bước khởi đầu của một nghề mới, đó là nghề nghiên cứu khoa học. 

GIÁO DỤC PHẢI LÀ QUY TRÌNH TƯƠNG ĐỐI TOÀN DIỆN

Đánh giá một người làm nghề nghiên cứu thì phải xem người này từng được ai hướng dẫn, thành tích khoa học, số công trình đã công bố và xuất bản như thế nào.

Sau khi hoàn thành xong chương trình NCS và nhận bằng TS, một người có thể tham gia thêm vài dự án nghề nghiệp ở môi trường đại học. Ở một số nơi, hoàn thành những dự án này sẽ nhận một cái giấy chứng nhận (certificate), gọi là hậu tiến sĩ (post-doc). Giai đoạn này tương tự như giai đoạn thực tập của một sinh viên ĐH.

Thầy tóm lại, về lý thuyết, hoàn thành chương trình ThS, các bạn có một chuyên gia, và hoàn thành chương trình NCS, các bạn vừa có một chuyên gia và vừa một người hành nghề nghiên cứu chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của giáo dục phương Tây. 

(*) Sau giai đoạn này, sinh viên ngôn ngữ Anh đã phải đạt điểm những bài thi chuẩn hóa năng lực ngôn ngữ như IELTS 7.0-8.0 hoặc TOEFL iBT 90-100.