Xã hội cần những bậc thầy và những người thợ. Cần những người dẫn dắt và cần đội ngũ thực hiện. Sự phấn đấu, hoặc năng lực mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau. Sự tiến hóa và đào thải là chuyện hiển nhiên. Dưới đây là những chia sẻ cá nhân về vấn đề tinh hoa và đại chúng.

Những điều thầy vừa là một quan điểm, và từ quan điểm đó, thầy chia ra giáo dục tinh hoa và giáo dục đại chúng. Trong mỗi loại đều có những tầng thứ và mức độ khác nhau. Có bậc thầy loại thường, bậc thầy loại trung và đại sư phụ. Thợ cũng có thợ mới vào nghề, thợ phổ thông và thợ cả v.v.

Phân loại hai hình thức này, có nhiều góc nhìn.

Xem trường học phí cao, chỉ người giàu mới vào học được là giáo dục tinh hoa? Xem trường học phí rẻ, hoặc thậm chí miễn phí, ai cũng học được là giáo dục đại chúng? Điểm đầu vào cao là tạo ra tinh hoa? Điểm đầu vào thấp là đại chúng? Khi tốt nghiệp, cựu sinh viên tìm được việc làm thu nhập cao, người đó là tinh hoa? Làm công việc thu nhập thấp là phổ thông?

Trong thế giới vật chất, người ta bây giờ thường có khuynh hướng nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng bằng con lăng kính vật chất. Ngoài ra, mỗi người sống trong hệ những quốc gia có nhiều hệ chính trị và xã hội khác nhau, nên nhìn nhận hiển nhiên là khác nhau, khó mà so sánh.

Tinh hoa hay đại chúng, mấu chốt nằm ở “chất”.

Cùng học chung lớp về kinh doanh, nghe một bài giảng, nhưng một sinh viên hiểu sâu sắc hơn những bạn cùng lớp; tự ngộ và đúc kết ra được những kiến thức có giá trị; có thể sáng tạo ra cả một trường phái mới; tạo ra một mô hình kinh doanh mới, hoặc đơn thuần là mở được công ty có biên độ lợi nhuận cực kì cao so với thông thường, người đó là tinh hoa, là sản phẩm của tinh hoa, thuộc giới tinh hoa.

Cùng học một lớp về ngôn ngữ, nghe những bài giảng như nhau, nhưng một sinh viên hiểu sâu sắc hơn những bạn cùng lớp; tự ngộ và đút kết kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ có giá trị, có tính khai mở, nâng cao tầm nhìn ngôn ngữ, đạt được hiệu suất học tập và kết quả rất cao so với mặt bằng chung, sinh viên đó cũng là tinh hoa.

Tinh hoa, trong một số trường hợp, có thể được tạo ra ở những môi trường bình thường nhất. Dĩ nhiên, môi trường xã hội và giáo dục tốt đẹp, có thể tạo ra nhiều tinh hoa và tầng thứ của tinh hoa cũng cao hơn. Nhưng về cơ bản, tinh hoa xuất phát từ tố chất, ngộ tính và sự nỗ lực hơn người của mỗi cá nhân.

Muốn có tinh hoa, cần có môi trường tốt và cũng cần có thiên mệnh.

Còn giáo dục đại chúng? Đó là những chương trình giáo dục là “na ná” “hao hao” giống nhau, làm mất nhiều thời gian, tạo ra những sản phẩm “giống giống”, chất lượng ở mức trung bình. Giống như sao y một máy “photocopy”.

Sách vở trên thị trường ngàn quyển, phương pháp “hằng ha sa số”, trường nào cũng dạy được, người nào cũng “đứng lớp” được, nhưng “thông tin” và con chữ trên sách mãi mãi chỉ là nguyên liệu thô, không tạo được kiến thức đáng kể.

Tinh hoa kiến thức và kĩ năng, trong bất kì môn học hoặc lĩnh vực nào, cũng không thể dễ dàng được lĩnh hội bởi người dạy và người học thông thường.

CHIA SẺ VỀ NHỮNG MỐI QUAN HỆ TRONG GIÁO DỤC

Thầy tách bạch tinh hoa và đại chúng như trên là vì thầy đang nói chuyện trong thế giới vật chất, là để dễ giảng giải cho các bạn chứ không phải để phủ nhận hay đề cao cái nào. 

Đại chúng và tinh hoa có những nhiệm vụ riêng, không thể phủ nhận vai trò của bất cứ cái nào một cách chung chung. Cần cả những yếu tố đại chúng và tinh hoa. Tùy hoàn cảnh, có những đánh giá phù hợp.

Những điều thầy vừa nó trên, đó là vấn đề vĩ mô, vượt xa chuyện học ngôn ngữ.

Việc nhỏ cần làm, đó là trong việc học tiếng Anh, làm sao, trong thời gian ngắn hơn thông thường nhiều lần, đạt được kết quả tốt hơn nhiều lần. Tăng hiệu suất học tập càng nhiều càng tốt. Học được những kiến thức và kĩ năng tiếng Anh cốt lõi mà ở các tổ chức giáo dục thông thường không dạy nổi, và đạt được kết quả tốt hơn những người khác trong một thời gian ngắn, thì ở một chừng mực nào đó, cũng là tinh hoa rồi.

Fanpage: Thầy La Thành Triết – The Master