Có câu hỏi thầy hay nghe Khi nào thì trẻ em nên bắt đầu học ngoại ngữ? (What age should kids start learning a foreign language?)

Thỉnh thoảng, trong giờ học IELTS Speaking, có khi thầy cho các bạn tập trả lời nhanh những câu hỏi có dạng như trên. Trong phần thi vấn đáp các kì thi ngôn ngữ khác cũng thường có những câu hỏi dạng như vậy. Thí sinh cố gắng để trả lời cho thật đàng hoàng những câu hỏi thế này thì cũng không có lợi ích gì.

Ở một góc nhìn khác. Trong lớp của thầy, nhiều em học viên đang là trợ giảng, một số làm tư vấn viên cho vài trung tâm Anh ngữ ở Sài Gòn. Thầy hỏi, nếu phụ huynh vào trung tâm hỏi như vậy thì mình trả lời thế nào? – Câu trả của tất cả lời thường là càng sớm càng tốt.

Một số nơi, đã nhận học viên từ 3 tuổi, nhưng nếu bé 2 tuổi rưỡi thì ráng vào học luôn cũng được, vì càng sớm càng tốt. Chỉ chuyện học ngoại ngữ đơn giản thế thôi nhưng thực tế rất khó khăn.

Bạn bè người thân hỏi thầy rằng nên cho con em học thế nào. Thầy nói, từ từ, chữ còn đấy, khi nào học cũng được, không mất đâu mà vội vã. Học là chuyện cả đời. Tốn tiền thì không hẳn là vấn đề lớn, nhưng phải cân nhắc để không phí thời gian học.

phát triển nhận thức - học là chuyện cả đời 1

Công việc chính của những nhà lý thuyết (theorist) Tây phương là… chế tạo ra lý thuyết – những ý tưởng để giải thích một sự vật hay hiện tượng trong mọi lĩnh vực – dựa trên quan sát thực tế có chủ đích hoặc thí nghiệm, hoặc đơn giản là từ những trải nghiệm và cảm nhận.

Có lần trong một bài đọc IELTS, một học viên hỏi thầy, ba từ behaviourism, cognitivismconstructivism có nghĩa gì. Thầy nói, điền đúng đáp án trước rồi tính. Có khi thuận miệng, thầy cũng giải thích, nhưng đa phần hẹn lại, khi có dịp sẽ giải thích. Cá nhân thầy, mọi lý thuyết như thế này không có nhiều ý nghĩa.

Nếu học về tâm lý giáo dục, học viên sẽ biết một số (lý) thuyết nền tảng, từ đó hình thành nhiều (lý) thuyết nhánh và những trường phái khác nhau, để giải thích về sự phát triển nhận thức (cognitive development) của con người. Từ đó đề xuất ra hàng loạt cách tiếp cận, phương pháp và kĩ thuật trong lĩnh vực giáo dục; và hướng đến giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế – xã hội khác. Ví dụ, nắm bắt được hành vi của đám đông thì phần nào dự báo được sức mua trên thị trường.

MỘT VÀI GÓC NHÌN CÁ NHÂN VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

Nói vấn đề lý thuyết là “nói cho có chuyện để nói”, vì xã hội công nghiệp là phải như vậy, đi sâu vào vấn đề chia tách, phân tích, tống hợp, lý giải. Để cho có vẻ hợp thời thì chúng ta cũng nên biết qua.

Khoa học hiện đại dùng các loại máy quét, chụp bộ não và biết được rằng bộ não người có gần trăm tỷ tế bào thần kinh. Mà đó chỉ mới là bề nổi, còn những thứ mà khả năng của máy móc chưa đo nổi và thậm chí muốn đo cũng khó mà đo (hết) được trong tương lai (xa).

Hơn nữa, máy móc chỉ mới quét được tế bào, chưa thể phân tích được các loại hạt những cấp độ vi tiểu hơn tế bào. Chưa kể, để hiểu được cách thức vận hành của gần trăm tỷ tế bào thần kinh này thì lại là câu chuyện khác. Càng xem càng đi vào mê trận, không có lối ra.

Người ta đã tạo ra con chip máy tính cực kì tinh vi, nhưng hiện tại, mức độ tinh vi vẫn còn thua xa bộ não người. Cho nên, cụm từ trí thông minh nhân tạo, như thầy từng nói ở một bài viết trước, hiện tại cũng chỉ ở mức độ thấp.

GÓC NHÌN “TRÍ TUỆ NHÂN TẠO” CỦA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO

Tất cả những điều thấy được bằng con mắt của cái gọi là khoa học chỉ là một phần rất nhỏ. Thậm chí, bộ não phức tạp như vậy, nhưng khoa học cũng chưa (dám) khẳng định là não bộ quyết định hoàn toàn sự (phát triển) nhận thức. 

Y học cổ truyền Đông phương nói thận chủ thần. Khí chất, thần thái con người đều do thận quyết định. Vậy thì thế nào đây? Nếu nghiên cứu tế bào thần kinh, thầy nghĩ cũng nên nghiên cứu cả tế bào thận. Đây cũng là việc mà khoa học nên làm đấy thôi.

Nói ra vấn đề trên để thấy rằng, những lý thuyết về sự phát triển nhận thức của con người dưới góc nhìn khoa học phương Tây cũng chỉ tương đối, mang tính tham khảo ở mức độ nhất định.

Khoa học về sự phát triển nhận thức chính là nền tảng cho các phương pháp giảng dạy trong giáo dục; cho nên, các phương pháp giảng dạy hiện nay đứng trên một nền tảng cũng tương đối, không có gì chắc chắn vững vàng. Thầy nói khó không khó, dễ không dễ để thấy được chân tướng của vấn đề.


Người nào chủ trương đề xướng lý thuyết, thì chỉ có người đó hiểu rõ nhất, và tất nhiên, chỉ trong một hoàn cảnh đặc trưng nào đó thôi. Một lý thuyết khi công bố ra đại chúng, được tiếp nhận và hiểu rất khác nhau, bởi vì mức độ tư duy, ngôn từ, ngộ tính và hàng loạt các yếu tố khác. Điều này dẫn đến việc các lý thuyết đều bị thay đổi, tùy chỉnh, tùy biến và dần dần biến thành thứ có khi hoàn toàn khác so với ban đầu. Vậy thì còn ý nghĩa gì nữa.

Các lý thuyết về sự phát triển nhận thức của con người được khai thác triệt để bởi các tổ chức giáo dục, hình thành một nền công nghiệp giáo dục, làm sao để mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhất. Lời khuyên “học ngoại ngữ càng sớm càng tốt”  chính là từ các lý thuyết về sự phát triển mà ra đấy thôi.

Theo khoa học thì trẻ 4 tuần thì thế này, đến 6 tuần thì thế kia, sang 8 tháng thì thế nọ, và 1 năm sẽ như vầy, trẻ 3-6 tuổi học học phát âm tiếng Anh là tốt nhất v.v. Thật ra, phải tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Nhiều đứa trẻ 18-24 tháng tuổi đã nói như sáo, nhưng thầy cũng biết rất nhiều đứa bé hơn 3 tuổi mới chỉ nói lắp bắp vài từ chưa rõ ràng. Sự phát triển nhận thức là rất vô chừng, không có khuôn mẫu hay công thức chung điển hình nào.

sự phát triển nhận thức là rất vô chừng 1

Các phụ huynh, đưa con em  đến trung tâm, trường học để thấy một ma trận học hành kinh khủng. Thầy nói ở đây không có ý bác bỏ, mà ý chính là, mọi sự vô chừng và tương đối thôi. Mỗi các nhân luôn có sự lựa chọn của mình, miễn đừng đi rao giảng lung tung, bóp méo thông tin, phá hoại xã hội.