Các bạn có thể yên tâm rằng, đề thi IELTS hay thậm chí bất cứ bài thi tiếng Anh quốc tế nào khác (TOEFL iBT và PTE Academic) cũng sẽ không bao giờ có chủ đề tôn giáo và chính trị.
Xem phân tích về một số chủ đề khác trong đề thi IELTS:
Thống kê toàn diện 10 chủ đề khoa học chính thống trong bài thi IELTS
Thống kê chủ đề “Gap Year” trong bài thi IELTS Writing Task 2
Những chữ có vẻ như bình thường như “Christmas” (Giáng sinh) hiếm khi xuất hiện trong các bài thi (khảo sát hơn 100 đề thi IELTS Reading chính thức, thì từ này chỉ xuất hiện 1 lần, trong một cái ví dụ, có cũng được, mà không có cũng không sao.

Tránh “Christmas” vì nhiều khả năng, một tín đồ tôn giáo khác như người Hồi giáo (Islamist), Phật giáo (Buddhist) hay người theo thuyết bất khả tri (agnosticist) ít nhiều sẽ thấy khó chịu.
Thậm chí, việc thầy chỉ nhắc tới 3 từ này, mà không nhắc tới những tôn giáo khác, nhiều khi có thể bị cho là thiên vị. Niềm tin tôn giáo rất khó diễn tả, rất khó đoán và rất khó lý giải.
Trong lĩnh vực chính trị, người dân chủ (democrat), người cộng hòa (republist), người vô chính phủ (anarchist), người theo tư bản (capitalist), người theo cộng sản (communist) hay người theo xã hội chủ nghĩa (socialist) cũng có lập trường và nhiều quan điểm rất khác nhau về cùng một vấn đề.
Niềm tin chính trị có ảnh hưởng và bị chi phối bởi rất nhiều lợi ích (benefit) về kinh tế và xã hội và rất khó đồng thuận.
Peter Drucker (1909-2005), người được xem là cha đẻ của quản trị kinh doanh hiện đại, từng nói “Modern organisations have to be built on making conflict constructive.” Tạm dịch là “Những tổ chức hiện đại được xây dựng bằng cách làm cho những mâu thuẫn có tính xây dựng”. Cái hay của người lãnh đạo là quy tụ được người tài, nhiều cá tính và dung hòa được các mâu thuẫn để phục vụ cho mục đích chung của tổ chức.
Không chỉ trong khuôn khổ các tổ chức, mà quan điểm này cũng có thể áp dụng luôn cho cả xã hội con người.
Bản thân Karl Marx (1818-2883) và những người theo học thuyết của Karl Marx cũng đưa ra một khái niệm rất quan trọng, đó là mâu thuẫn xã hội (social conflict). Có con người ắt hẳn tồn tại mâu thuẫn, có mâu thuẫn thì mới có động lực phát triển. Có “development” thì một ngày nào đó cũng sẽ “destruction”.
Cơ bản, không có cái gì để định tính (qualitative) hay định lượng (quantitative), và thậm chí, cách định tính hoặc định lượng cũng đan xen, khó thống nhất.
Bản thân khoa học (science) cũng sinh ra hoặc lẫn lộn với những cái ngụy khoa học (pseudoscience).
Ngay cả các chủ đề tưởng chừng như rất phổ cập (universal) như kinh tế học (economics), giáo dục (education), sức khỏe (health), y khoa (medicine), hay công nghệ (technology), dù là ít nhạy cảm hơn, nhưng những tổ chức ra đề cũng phải cố gắng làm sao cho đề thi trung tính (neutralised) nhất, chỉ hướng tới kiểm tra cái cốt lõi kiến thức và kĩ năng tiếng Anh.
Đề thi IELTS các phần thi Listening, Reading, Writing hay Speaking chỉ hướng đến việc kiểm tra năng lực thí sinh bằng ngôn ngữ trung tính nhất, không thể hiện, không ủng hộ cũng không bài xích bất kì quan điểm hay ý kiến gì.