Cũng như các môn và kĩ năng khác, đối với kĩ năng Writing, các trường cao đẳng và đại học, và thậm chí cả các trung tâm tiếng Anh, thường dùng những bộ giáo trình có sẵn để dạy.

Thầy kể tên một số giáo trình hay dùng tại Việt Nam cho các bạn tham khảo.

  • Refining Composition Skills – Heinle ELT.
  • Bộ 4 quyển: “Introduction, First Steps, Fundamentals and Writing Academic English” của NXB Pearson Longman.
  • Bộ Effective Academic Writing (3 quyển), Inside Writing (5 quyển) và Trio Writing (3 quyển) của Oxford.
  • Bộ Writing from Within (2 quyển), Writers at Work (4 quyển), và Academic Writing Skills (3 quyển) của Cambridge.
  • Bộ Writing Series (4 quyển) và một số sách lẻ khác của Macmillan.
  • Bộ Great Writing (6 quyển) của Cengage Learning.

Một số nơi còn dùng sách giáo trình của các nhà xuất bản như Garnet Education hoặc Delta Publishing, hoặc sách của Hàn Quốc và Trung Quốc được Việt Nam in lại. 

Ngoài ra, nhiều nơi lấy phần viết từ những bộ sách intergrated skills hoặc các sách luyện thi để dạy. 

Các bạn thấy đấy, nhiều lựa chọn cũng hay, nhưng có khi, đối với người không đủ khả năng, chỉ gây thêm rắc rối.

Các trường thường là cố xây dựng một chương trình đào tạo nhìn cho đẹp mắt và sau đó chọn một số giáo trình tương đối phù hợp bỏ vào. Giáo viên cứ thế ráng dạy theo cho hết. Đây là chính là sai lầm rất nghiêm trọng.

Về mặt lý thuyết, trong môn viết tiếng Anh, để có một chương trình chất lượng, thầy cho rằng phải làm theo quy trình sau:

Bước 1. Phân tích (analyse), chọn lọc (select) và hệ thống hóa (systematise) những kiến thức và kĩ năng nào là cốt lõi trong hàng chục, thậm chí trăm bộ giáo trình từ những tác giả và nhà xuất bản có chất lượng. Phải thực hiện những điều này ở trên cả khía cạnh ngôn ngữ học (ngữ liệu) và phương pháp giảng dạy.

Bước 2. Phân tích những yêu cầu thực tế trong môi trường giáo dục và thực tế công việc, đánh giá (evaluate) xem những dạng văn bản viết nào là cần thiết nhất trong những những môi trường nhất định và những yêu cầu cốt lõi là gì.

Cụ thể như sau: 

  • Cốt lõi của thư điện tử (email), thông báo nội bộ (memo), báo cáo (report) hoặc hợp đồng (contract) là gì?
  • Cốt lõi của một bài (tiểu) luận (essay), bài nghiên cứu ngắn?! (term paper or research paper), hay luận văn (dissertation or thesis) là gì?
  • Ở mức độ cao hơn, cốt lõi ngôn ngữ hay dùng trong những bài báo chuyên ngành hoặc trong cách sách khoa học là gì?
  • Nếu dạy để phục vụ thi cử, cốt lõi và nguyên lý của của những bài thi đó là gì?

Bước 3. Rút ra những điều giao thoa của kiến thức và kĩ năng cốt lõi ở hai bước nêu trên. Những điều cần được giảng dạy trong môn viết chính là điểm “giao thoa” giữa sách vở và thực tế. Thầy minh họa phần giao thoa này giống như phần giao thoa giữa 2 vòng tròn.

điểm giao thoa - kỹ năn writing

Phải DẠY ĐÚNG ĐIỀU CẦN DẠY, HỌC ĐÚNG ĐIỀU CẦN HỌC trong những môi trường và hoàn cảnh nhất định. Trong thế giới công nghiệp, sự tập trung và chuyên sâu phải ở mức độ rất cao. 

Bạn phải học bao nhiêu học phần môn viết ở trường CĐ/ĐH? Nếu làm đúng cách, chỉ cần vài chục giờ là xong. Nếu làm không đúng cách, học vài năm cũng chẳng đi tới đâu. Sự học rất cần “sự thông tuệ” của bản thân học viên và may mắn gặp được sự hướng dẫn của bậc thầy.

Học “viết chữ” thì dễ, học “viết” thực sự, không hề đơn giản.

KHÁI QUÁT 3 KỸ THUẬT RA ĐỀ KIỂM TRA KỸ NĂNG WRITING